Suy giảm ozon
Suy giảm ozon

Suy giảm ozon

Sự suy giảm tầng ozon là hiện tượng giảm lượng ozon trong tầng bình lưu. Từ năm 1979 cho đến năm 1990 lượng ozon trong tầng bình lưu đã suy giảm vào khoảng 5%. Vì lớp ozon ngăn cản phần lớn các tia cực tím có hại không cho xuyên qua bầu khí quyển Trái Đất, sự suy giảm ozon đang được quan sát thấy và các dự đoán suy giảm trong tương lai đã trở thành một mối quan tâm toàn cầu, dẫn đến việc công nhận Nghị định thư Montreal hạn chế và cuối cùng chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng và sản xuất các hợp chất cacbon của clo và flo (CFC – chlorofluorocacbons) cũng như các chất hóa học gây suy giảm tầng ozon khác như cacbon tetraclorua, các hợp chất của brom (halon) và metylclorofom.Sự suy giảm ozon thay đổi tùy theo vùng địa lý và tùy theo mùa. Lỗ thủng ozon dùng để chỉ sự suy giảm ozon nhất thời hằng năm ở hai cực Trái Đất, những nơi mà ozon bị suy giảm vào mùa Xuân (cho đến 70% ở 25 triệu km² của Nam Cực và cho đến 30% ở Bắc Cực) và được tái tạo trở lại vào mùa hè. Nồng độ clo tăng cao trong tầng bình lưu, xuất phát khi các khí CFC và các khí khác do loài người sản xuất ra bị phân hủy, chính là nguyên nhân gây ra sự suy giảm này.Trong các thảo luận chính trị công khai “suy giảm tầng ozon” đồng nghĩa với lý thuyết cho rằng xu hướng suy giảm ozon toàn cầu, gây ra vì thải các khí CFC, sẽ tạo điều kiện cho các bức xạ cực tím đến mặt đất nhiều hơn.Cường độ gia tăng của các bức xạ cực tím đang được nghi ngờ chính là nguyên nhân gây ra nhiều hậu quả trong sinh học, thí dụ như gia tăng các khối u ác tính, tiêu hủy các sinh vật phù du trong tầng có ánh sáng của biển.